Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HỌ ĐẠO TÂN THÀNH

NHÀ THỜ TÂN THÀNH CHUẨN BỊ CHO LỄ TẠ ƠN 100 NĂM


HỌ ĐẠO TÂN THÀNH hiện nay về mặt hành chánh thuộc Xã Tân Hoà, Huyện Tiểu Cần, Tỉnh Trà Vinh. Họ đạo bao gồm hai ấp Tân Thành Đông và Tân Thành Tây của Xã Tân Hoà. Phía bắc giáp Họ Đạo Mặc Bắc, Thị Trấn Cầu Quan, phía nam và phía tây bao bọc bởi con Sông Hậu, phía đông giáp Xã Hùng Hoà, Huyện Tiểu Cần. Họ đạo hiện nay có một Nhà Thờ được xây dựng từ năm 1905 và khánh thành 1912 cùng với hai Nhà Nguyện : Một ở cuối Ấp Tân Thành Tây gần với sông cái (Hậu Giang). Một ở cuối Ấp Tân Thành Đông (chưa được công nhận). Số giáo dân hiện nay có tổng số là 2882 người. Có 02 linh mục và 05 nữ tu phục vụ họ đạo.




THỜI ĐIỂM CHÍNH THỨC THÀNH LẬP HỌ ĐẠO.



Tân Thành có nghĩa là mới được thành lập. HỌ ĐẠO TÂN THÀNH như vậy có nghĩa đơn giản là một họ đạo mới được thành lập. Có lẽ trước năm 1890 khi chưa chính thức thành lập họ đạo, nơi này đã có một số gia đình công giáo từ tứ phương về đây khai phá đất đai để sinh sống và lập nghiệp. Hồi ấy, theo ông bà kể lại thì nơi đây còn hoang vu: là một khu đầt rừng bãi bồi ngập nước đầy lao sậy, bần, vẹt, đước, nhiều nhất là cây bần và cây gừa; là nơi ẩn trú của nhiều loài thú hoang dã như cọp, voi, khỉ, trăn và nhiều chim cò từ các nơi đổ về sinh sống theo mùa. Chuyện kể ngày xưa khi ông bà đi lại trên sông, lúc chỉ nhỏ như con rạch, hai bên là bần mọc um tùm chi chít, ngọn bần giáp nhau nên bầy khỉ cứ tha hồ chuyền qua chuyền lại thoải mái, thời gian thay đổi, sông ngày càng rộng ra như ta thấy ngày nay.


Thưở đầu tiên là một hai gia đình từ miền đông nam bộ, bấy giờ xuôi thuyền về đây buôn bán rồi ở lại lập nghiệp. Hiện nay còn có một số gia đình còn bà con dòng họ lâu đời ở HỌ ĐẠO BÚN, Tỉnh BÌNH DƯƠNG, GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG ngày nay.


Tiếp đó còn có gia đình anh em họ LÊ là LÊ VĂN THẢO và LÊ VĂN LONG ở xứ CÙ LAO GIÊNG chạy giặc lánh nạn về đây lập nghiệp. Bây giờ con cháu hai ông còn ở đây rất đông.


Tuy nhiên, trong thời điểm đó chỉ còn vỏn vẹn có bảy gia đình Công Giáo ở dọc theo hữu ngạn sông CẦN CHÔNG, chạy dài bảy tám cây số. Ông bà ra sức phá rừng làm nương rẫy săn bắt thú rừng để sinh sống. Đời sống tuy cơ cực vất vã bần hàn nhưng thật êm đềm hạnh phúc.


Vì có một số gia đình công giáo sinh sống ở đây, nên tuy dù là nơi khỉ ho cò gáy nhưng cũng được các vị truyền giáo lúc bấy giờ đặc biệt quan tâm chăm nom săn sóc. Lúc ấy các vị thừa sai đã từ HỌ ĐẠO MẶC BẮC, được thành lập từ trước đã thường xuyên lui tới chăm sóc phần thiêng liêng cho các gia đình nầy. Có công nhiều nhất phải kể là CHA KIỂM, CHA FRACOIS DU MARCP (Tên Việt Nam là Cha Trí) làm phó cho CHA FELIX FRISON (thường gọi là CHA SỞ HOÀNG). Các Cha sang đây chẳng những giúp đỡ phần hồn mà sau nầy còn giúp cha già FRANCOIS NHÂN lo xây dựng nhà thờ đầu tiên cho HỌ ĐẠO TÂN THÀNH nữa.


Trước khi có ngôi nhà thờ khang trang thì ông bà dù ít người ít của nhưng cũng cố gắng cất một nhà thờ nho nhỏ bằng tre lá đủ chỗ cho bà con tụ họp nhau hằng tuần dể lo việc kinh sách mà thờ phượng THIÊN CHÚA dưới sự hướng dẫn của ông THẢO mà bà con quen gọi ông là ông trùm THẢO. Có thể coi đây là ông trùm đầu tiên của họ đạo.


CÁC CHA SỞ PHỤ TRÁCH HỌ ĐẠO




1. CHA FRANCOIS TRẦN PHÚC NHÂN : TỪ NĂM 1890 - 1928



Theo sổ sách còn giữ lại được, thì có thể đến năm 1890 một linh mục đáng kính từ giáo phận đàng ngoài, sau khi mãn hạn tù vì bị kết tội tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp đã lui về đây ẩn dật và phục vụ họ đạo. Đó là CHA FRANCOIS TRẦN PHÚC NHÂN. Sổ rửa tội và sổ hôn phối cũng bắt đầu có từ lúc này. Chữ ký của Cha trong sổ rửa tội và sổ hôn phối là bằng chứng cụ thể cho điều này. Cha đã chịu thương, chịu khó, chia ngọt sẻ bùi với giáo dân ở đây suốt một thời gian dài 50 năm, gắn bó với họ đạo cho đến cuối đời. Ngài mất năm 1935 yên nghỉ tại đất thánh Tân Thành. Mộ ngài được chỉnh trang lại vào năm 2002.


Trong suốt thời gian Ngài trông coi họ đạo. Các Cha Mặc Bắc vẫn thường xuyên lui tới giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất. Vào năm 1905, số giáo dân đã gia tăng rất nhanh. Cha Sở Mặc Bắc là CHA FELIX FRISON (CHA HOÀNG) tận tình cho CHA PHÓ LÀ CHA FRANCOIS DU MARCP (CHA TRÍ) sang giúp Cha già Nhân xây dựng nhà thờ kiên cố, xây gạch, lợp ngói. Đó là ngôi nhà thờ đầu tiên và cũng là nhà thờ mà chúng ta thừa hưởng cho đến ngày hôm nay. Nhà thờ do kiến trúc sư người Pháp vẻ kiểu theo lối kiến trúc Âu Châu thời đó. Cha già Nhân và Cha Trí đã trông coi và đốc thúc việc xây dựng. Vì thiếu nhân lực lẫn thực lực, phải nhờ đến sự góp công, góp sức, tiền của của Các Cha và giáo dân trong hạt, nhất là Cha Sở Hoàng. Chính vì thế, mãi đến năm 1912 MỚI được hoàn THÀNH và lấy tên chính thức là HỌ ĐẠO TÂN THÀNH cho đến ngày nay.


Cũng xin nói thêm là trước lúc Cha già Nhân nghỉ hưu thì Cha cũng xây xong nhà Cha Sở rộng rải khang trang được hoàn thành vào năm 1926. Mặt tiền có phù điêu chim phượng hoàng xải cánh với dòng chữ : PRESBYTERRIUM TÂN THÀNH rất đẹp. Về sau các Cha tới thì đã có sẵn nhà thờ, nhà xứ thuận lợi để thi hành bổn phận.


2. CHA PHAOLÔ LÊ HIỂN QUANG : TỪ NĂM 1928 - 1936


Đến năm 1928, Cha già Nhân đã già yếu nên bề trên đã cho CHA PHAOLÔ LÊ HIỂN QUANG về phụ trách họ đạo. Cha già Nhân cũng ở nghỉ hưu dưỡng tại họ đạo cho đến khi về với Chúa.
Ngày ký sổ đầu tiên của CHA PHAOLÔ QUANG là ngày 28 tháng 3 năm 1928. Cha Phaolô đã phụ trách họ đạo trong 8 năm. Trong tám năm đó, họ đạo phát triển về mọi phương diện. Giáo dân đông đúc hơn, đức tin vững vàng hơn, nhà thờ cũng được sắm sửa khang trang hơn.


3. CHA GIUSE ĐẶNG PHƯỚC HAI : TỪ NĂM 1936 - 1938


Năm 1936 CHA GIUSE ĐẶNG PHƯỚC HAI từ Mặc Bắc sang thay thế cho CHA PHAOLÔ QUANG.


4. CHA GIOAN ĐỖ HOÀN SINH : TỪ NĂM 1938 - 1952


Đến ngày 08 tháng 01 năm 1938 Toà Thánh ban sắc chia tách các Tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và một phần đất tả ngạn sông Hậu (Sađéc) để thành lập giáo phận Vĩnh Long và cử CHA PHÊRÔ NGÔ ĐÌNH THỤC từ Huế vào làm GIÁM MỤC ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO PHẬN. Cũng trong năm này, năm 1938 linh mục đầu tiên của giáo phận Vĩnh Long là CHA GIOAN ĐỖ HOÀN SINH đến nhận chính thức chánh sở HỌ ĐẠO TÂN THÀNH. Cha Gioan ở họ đạo trong thời gian khoảng 14 năm.


Trong 14 năm phụ trách họ đạo đã xảy ra hai sự kiện quan trọng cũng nên nhắc tới. Sự kiện thứ nhất là THẾ GIỚI ĐẠI CHIẾN LẦN THỨ HAI (1939- 1945). Chiến tranh làm nhân loại lâm vào cảnh khốn đốn. Họ đạo cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Bà con giáo dân ở đây cũng như ở các nơi khác lâm vào hoàn cảnh cực kỳ túng thiếu. Dù vậy dưới sự dìu dắt của Cha Sở bà con giáo dân vẫn giữ vũng được niềm tin của mình mà không hề bị dao động.


Sự kiện thứ hai là CHA SỞ GIOAN SINH đã được diễm phúc một lần sang thăm viếng toà thánh VATICAN, thủ đô của HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TOÀN CẦU. Thời gian Cha đi vắng khỏi họ đạo khá lâu nên trong lúc đó có Cha ở gần sang giúp họ đạo thế cho Cha. Trong số đó có các cha như CHA GIÀ TUYỄN (bà con quen gọi là CHA BỀ CẠNH), CHA TÝ, CHA ĐINH TÀI TƯỚNG, CHA ĐOÁN, CHA THANH, CHA LA POINTE, CHA SIL VETTRE vv … Các ngài còn lưu lại nhiều chữ ký trong sổ rữa tội, sổ hôn phối của họ đạo.


5. PHAOLÔ NGUYỄN TRUNG DIÊN : TỪ NĂM 1952 - 1965


Đến năm 1952 ĐỨC CHA gọi CHA GIOAN về làm CHA SỞ TRÀ VINH và giao cho Cha PHAOLÔ NGUYỄN TRUNG DIÊN phụ trách họ đạo Tân Thành.


Cha PHAOLÔ DIÊN phụ trách họ đạo từ năm 1952 đến năm 1965. trong thời kỳ này kháng chiến xãy ra khắp nơi. Họ đạo cũng đã ít nhiều bị ảnh hưởng, bà con giáo dân ly tán khắp nơi để sinh sống.


6. CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TRIỆU : TỪ NĂM 1965 - 1986



Đến năm 1965, Đức Cha ANTÔN NGUYỄN VĂN THIỆN đã cử CHA PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TRIỆU về thế CHA PHAOLÔ DIÊN.


Từ năm 1952 tức là từ thời CHA PHAOLÔ DIÊN, thì Cha Sở Tân Thành phụ trách luôn họ đạo RẠCH VỒN (ĐỊNH BÌNH). Nên khi CHA PHÊRÔ TRIỆU về thì Ngài cũng kiêm nhiệm họ đạo RẠCH VỒN. (trước đó RẠCH VỒN thuộc họ MẶC BẮC).


Trong thời CHA PHÊRÔ TRIỆU làm chánh sở thì theo sổ sách lúc bấy giờ nhà chung họ đạo Tân Thành, đã có trên 1000 công ruộng và 1200 công vườn để cho bà con canh tác. Mỗi năm đóng góp lại cho nhà chung một ít để lo chi phí cho họ đạo. Đến năm 1975 thì coi như hoàn toàn giao quyền sử dụng cho bà con mà không phải đóng góp nữa.


Họ đạo muốn phát triển thì không thể không có ban qưới chức để cộng tác với Cha Sở trong việc phục vụ họ đạo. Vì thế ngay từ khi có linh mục đến họ đạo thì cũng có qưới chức để điều hành việc chung. Từ thời Cha già PHANXICÔ NHÂN thì có trùm THẢO một trong những người đầu tiên đến định cư ở đây. Mãn đời ông trùm THẢO thì lại có ông trùm CHIÊU, rồi trùm NGÀ. Đến thời CHA GIOAN SINH thì có ông trùm TỐT. Sau thời trùm TỐT thì chỉ có các ông câu lo việc điều động ban qưới chức như ông CÂU SÁNG, CÂU HOÀNG, CÂU LÊ, CÂU CHIỂU, CÂU TRÊN… Sau hơn 40 năm vắng khuyết chức danh ông trùm thì họ đạo và ban qưới chức mới bầu chọn lai chức danh nầy. Kết quả nhân ngày CHẦU MÌNH THÁNH CHÚA của họ đạo năm 1992. Họ đạo và ban qưới chức (cũng vừa mới được bầu lại) đã tín nhiệm chọn ông PHAOLÔ LÊ VĂN TRÊN là cháu gọi ông trùm THẢO bằng ông cố… chính thức đảm nhiệm chức vụ ông trùm họ cho đến nay là ba nhiệm kì liên tục …


7. CHA LOUIS NGUYỄN VĂN KỈNH : TỪ NĂM 1987 – ĐẾN NAY



Vào năm 1986 Cha PHÊRÔ TRIỆU được Chúa gọi về với Chúa nên ĐỨC CHA GIACÔBÊ chính thức giao cho Cha LOUIS NGUYỄN VĂN KỈNH phụ trách họ đạo. Thư bổ nhiệm của ĐỨC CHA GIACÔBÊ đề ngày 21 tháng 8 năm 1988 sau hơn một năm tạm thời coi sóc họ đạo.
Nhà thờ đến lúc này cũng đã trải qua một thời gian khá dài trong lúc chiến tranh nên không tránh khỏi những hư hao thiệt hại, nên đến ngày 10 tháng 8 năm 1987, họ đạo bắt đầu công việc trùng tu sửa chữa.


Trước tiên là nới rộng nhà thờ ra mỗi bên hai thước, sau đó sơn phết lại.
Đến năm 1996 xây dựng lại toàn bộ mặt tiền. Công việc kéo dài mất tám tháng. Bà con nhiệt tình kẻ góp công người góp của tiếp nối công việc cha ông làm cho Thánh Đườøng ngày càng tốt đẹp hơn.


Sau hơn một năm, tức là vào năm 1998 bà con lại xúm xít cùng nhau xây dựng lầu chuông và đem chuông lên, sau mấy chục năm tạm thời ở dưới thấp.


Đến năm 2000 thì lúc này nhà Cha Sở cũng đã xuống cấp trầm trọng. Ban qưới chức quyết định phải kiên cố lại, nên đã cùng nhau tháo bỏ toàn bộ mái ngói để gia cố lại phần mái nhà. Phần nền bị lún sâu cũng được làm lại toàn bộ. Nhờ đó mà nhà Cha Sở được xây dựng từ năm 1926 nay đã có thể tiếp tục được sử dụng an toàn.



Năm 2006 lại tiếp tục công việc sửa chữa. Lần này là làm mới nhà Các Dì, nguyên ngày xưa là nhà dạy đã hư nát. Nhờ đó mà Các Dì có chổ ở mới khang trang hơn dùng để ở, để dạy giáo lý, để tập hát khá thuận tiện.


Năm 2007 xây lại cổng và hàng rào mặt trước nhà thờ tươm tất hơn, làm hàng rào Đất Thánh để ổn định nơi an nghỉ cho người quá cố.


Tất cả là hồng ân Chúa ban. Chúng ta nhìn lại quá trình xây dựng họ đạo để cùng nhau TẠ ƠN THIÊN CHÚA vì những ơn lành mà THIÊN CHÚA đã ban cho chúng ta.




Tân Thành ngày 05 tháng 9 năm 2007.
LINH MỤC PHỤ TRÁCH
LOUIS NGUYỄN VĂN KỈNH







JAC. NGUYỄN THANH BÌNH GHI LẠI VÀ ĐĂNG BLOG

CHƯƠNG TRÌNH MỪNG BÁCH CHU NIÊN

CHƯƠNG TRÌNH MỪNG BÁCH CHU NIÊN
NHÀ THỜ HỌ ĐẠO TÂN THÀNH NGÀY 09.02.2010.
MỪNG NĂM THÁNH GHI NHỚ
( 350 NĂM GIÁO PHẬN TÔNG TOÀ
& 50 NĂM THÀNH LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM)


- 8 GIỜ : ĐÓN TIẾP ĐỨC CHA, QUÝ CHA, QUÝ TU SĨ VÀ QUÝ KHÁCH.


- 9 GIỜ : KHỞI SỰ

1. CA ĐOÀN HÁT KINH CHÚA THÁNH THẦN :

- ĐỨC GIÁM MỤC & ĐOÀN ĐỒNG TẾ TIẾN VỀ BÀN THỜ TỔ TIÊN
(NÚI ĐỨC MẸ)

2. CA ĐOÀN HÁT NHỚ NGUỒN :

- ĐỨC GIÁM MỤC BỎ HƯƠNG.

- BAN QƯỚI CHỨC ĐỐT NHANG
(PHÚT THINH LẶNG TƯỞNG NHỚ CÔNG ƠN TỔ TIÊN, ÂN THÂN)

3. ĐỨC GIÁM MỤC TUYÊN BỐ MỪNG NĂM THÁNH
& MỪNG BÁCH CHU NIÊN HỌ ĐẠO.

- 9 GIỜ 30 : RƯỚC VÀO NHÀ THỜ

- DÂNG THÁNH LỄ

- KẾT LỄ : ĐẠI DIỆN HỌ ĐẠO CÁM ƠN.

- ĐỨC GIÁM MỤC TRAO PHÉP LÀNH TOÀ THÁNH CHO HỌ ĐẠO,
CHO ÂN NHÂN & CHO ÔNG TRÙM.

- THIẾU NHI HÁT MỪNG ĐỨC CHA & NHẬN QUÀ

- 11 GIỜ : CƠM TRƯA
(CA ĐOÀN HÁT PHỤC VU & ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ HỌ ĐẠỌ)

- 2 GIỜ – 4 GIỜ : TIỆC MỪNG TRONG HỌ ĐẠO

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

ĐÔI NÉT VỀ HỌ ĐẠO TÂN THÀNH

NHÀ THỜ TÂN THÀNH


ẤP: TÂN THÀNH ĐÔNG

XÃ: TÂN HOÀ

HUYỆN: TIỂU CẦN

TỈNH: TRÀ VINH

ĐT: 0743.824098

BỔN MẠNG: LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

CHẦU LƯỢT: CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

GIÁO DÂN: 2955 người.
Tên họ đạo: Tân Thành

Năm thành lập : 1890

Số bổn đạo: Khi thành lập Họ đạo khoảng hơn 200 người.


Các Linh mục phụ trách :

Các Cha Sở :

1. Cha Francois Trần Phúc Nhân : Từ Năm 1890 - 1928

2. Cha Phaolô Lê Hiển Quang : Từ Năm 1928 - 1936

3. Cha Giuse Đặng Phước Hai : Từ Năm 1936 - 1938

4. Cha Gioan Đỗ Hoàn Sinh : Từ Năm 1938 - 1952

5. Phaolô Nguyễn Trung Diên : Từ Năm 1952 - 1965

6. Cha Phêrô Nguyễn Văn Triệu : Từ Năm 1965 - 1986

7. Cha Louis Nguyễn Văn Kỉnh : Từ Năm 1987 - Đến Nay

Các Cha Phó
- Cha Giacôbê Nguyễn Thanh Bình : từ năm 2002 đến nay


Các tu sĩ nam nữ xuất thân tại họ đạo :
1. Maria Lê Thị Kim Thoa (Dòng Vinh Sơn)

2. Maria Lê Thị Thuý Kiều (Dòng Phaolô)

3. Matta Lê Thị Mộc Hương (Dòng Phaolô)

4. Maria Nguyễn Thị Hồng Lan (Dòng Phaolô)

5. Maria Trương Thị Mỹ Khoa (Dòng Phaolô)

6. Maria Nguyễn Thị Trinh (Dòng Phaolô)

7. Maria Nguyễn Thị Kiểm (Mtg Cái Mơn)

8. Maria Nguyễn Thị Kim Thoa (Mtg Cái Mơn)

9. Maria Nguyễn Thị Trọn (Mtg Cái Mơn)

10. Maria Nguyễn Thị Nhung (Mtg Cái Mơn)

DỰ TU CHỦNG SINH
1. Stêphanô Lê Văn Thạnh

2. Phaolô Nguyễn Văn Bình

3. Phêrô Bùi Thanh Huy


Tiến trình phát triển :

A. Cơ sở tinh thần :

- Khoảng năm 2000 đến nay số lượng tân tòng tăng. - Khoảng năm 2000 đến nay số lượng tu sĩ tăng

B. Cơ sở vật chất :

- Nhà thờ xây dựng 1912, sửa chữa và thêm tháp cao như hiện nay năm 1996 - Nhà xứ xây dựng 1926 sửa chữa khang trang năm 2000 - Năm 1998 : xây mới tháp chuông - Năm 2006 : nhà Dì xây mới. - Năm 2002 : nhà bếp xây mới - Năm 2007 : xây mới cổng và hàng rào khuôn viên Nhà thờ. - Năm 2008 : làm mới núi Đức Mẹ.

Nhận định về trình trạng giáo dân trong họ đạo :

A. Tinh thần đạo đức :
- Số lượng đi tham dự thánh lễ ngày thường từ 60 - 80, ngày Chúa Nhật khoảng 1400 - 1500, giải tội khoảng 7624, xức dầu 21, của ăn đàng 250 lượt, rước lễ trong năm khoảng 173.600 ..... các đoàn thể vẫn duy trì những gì đang có. Người lớn với lòng đạo đức bình dân và ít có trình độ nên việc đạo cứ theo truyền thống ông bà ... thiếu nhi trong hoàn cảnh hiện tại được quan tâm từ phía gia đình và họ đạo nên chúng được đào sâu hơn đời sống đức tin cũng như hiểu biết nhiều về đạo và tiến bộ hơn Cha Ông của mình.

B. Tình trạng kinh tế của giáo dân :
- Đa số là dân nghèo nhưng không phải quá khổ sở. Nguyên nhân chỉ yếu là do ít hiểu biết, ít đất đai ... vã lại, chủ yếu là làm ruộng hay làm rẫy nên thu nhập không cao ...vài năm gần đây kinh tế của giáo dân khá hơn nhờ chuyên cần và áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên cũng đỡ lam lũ hơn.

C. Hướng tới :
- Duy trì phong trào thiếu nhi thánh thể và giúp thiếu nhi phát triển theo chương trình giáo phận.
- Các thiếu nhi sau khi rước lễ lần đầu xong, sẽ phải học giáo lý liên tục đến 14 tuổi. Củng cố và quan tâm các em đang học giáo lý. Đây cũng là hướng mà giáo phận quan tâm.
- Đẩy mạnh hơn nữa những sinh hoạt tôn giáo trong pham vị gia đình : nhắc nhở việc đọc kinh chung sáng tối trong gia đình, đọc kinh chung khi dùng bữa. Cha mẹ nhắc nhở con cái trong việc học giáo lý để hỗ trợ cho họ đạo trong việc giáo dục đức tin.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

GÓC DU LỊCH








DU LỊCH
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRÀ VINH
Trà Vinh là tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Trà Vinh, nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km. Thành phố Trà Vinh có quyết định thành lập trên cơ sở thị xã Trà Vinh từ tháng 3 năm 2010.
Địa lý
Vị trí Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông.
Phía bắc Trà Vinh giáp với Bến Tre, phía nam giáp Sóc Trăng, phía tây giáp Vĩnh Long, phía đông giáp biển với chiều dài bờ biển 65 km.
Địa hình
Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trên dưới 1m so với mặt biển. ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạy liên tục theo bình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn.
Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giống cát hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao 0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3-5 tháng.
Đất đai
Trà Vinh có diện tích tự nhiên 2.215,15 km² (tương đương 221.515,03 ha) - số liệu 2003, chia ra như sau:
* Đất ở: 3.151,36 ha
* Đất nông nghiệp: 180.004,31 ha
* Đất lâm nghiệp: 6.080,20 ha
* Đất chuyên dùng: 9.936,22 ha
* Đất chưa sử dụng: 22.242,94 ha
Sông ngòiTrên địa bàn Trà Vinh có hệ thống sông chính với tổng chiều dài 578 km, trong đó có các sông lớn là sông Hậu, sông Cổ Chiên và sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn Trà Vinh hợp lưu đổ ra biển chủ yếu qua hai cửa sông chính là cửa Cổ Chiên hay còn gọi là cửa Cung Hầu và cửa Định An.
Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định, Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như: gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít.
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6 °C, biên độ nhiệt giữa tối cao: 35,8 °C, nhiệt độ tối thấp: 18,5 °C biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp: 6,4 °C. Nhìn chung nhiệt độ tương đối điều hòa và sự phân chia 4 mùa trong năm không rõ chủ yếu 2 mùa mưa, nắng.
Ẩm độ trung bình cả năm biến thiên từ 80-85%, biến thiên ẩm độ có xu thế biến đổi theo mùa; mùa khô đạt: 79%, mùa mưa đạt 88%.
Tổng lượng mưa từ trung bình đến thấp (1588-1227 mm), phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian. Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang và Duyên Hải.
Về thời gian mưa, có 90% lượng mưa năm tập trung vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Càng về phía biển, thời gian mưa càng ngắn dần tức là mùa mưa bắt đầu muộn nhưng kết thúc sớm. Huyện có số ngày mưa cao nhất là Càng Long (118 ngày), Trà Vinh (98 ngày); thấp nhất là Duyên Hải (77 ngày) và Cầu Ngang (79 ngày).
Hạn hàng năm thường xảy ra gây khó khăn cho sản xuất với số ngày không mưa liên tục 10-18 ngày. Cầu Kè, Càng Long, Trà Cú là các huyện ít bị hạn. Huyện Tiểu Cần hạn đầu vụ (tháng 6, 7) là quan trọng trong khi các huyện còn lại: Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải hạn giữa vụ (tháng 7, 8) thường nghiêm trọng hơn
Lịch sửThời nhà Nguyễn, Trà Vinh là tên 1 huyện (trước đó là phủ) thuộc phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long (được lập ra năm 1832).
Năm 1876, Pháp chia tỉnh Vĩnh Long cũ thành 3 tiểu khu (hạt tham biện): Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre.
Trà Vinh được thành lập theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương trên cơ sở đổi tên gọi tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement) thành tỉnh (province), kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Như vậy Trà Vinh là 1 trong 20 tỉnh ở Nam Kỳ lúc bấy giờ.Dưới thời Pháp thuộc, Trà Vinh gồm 8 quận: Càng Long, Cầu Ngang, Cầu Kè (ban đầu thuộc tỉnh Cần Thơ, sau nhập vào tỉnh Vĩnh Long rồi Trà Vinh), Châu Thành, Long Toàn (nay là huyện Duyên Hải), Tiểu Cần, Trà Cú và Trà Ôn.
Ngày 27/6/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà. Huyện Tiểu Cần được nhập vào huyện Càng Long. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình theo Sắc lệnh 143-NV của Tổng thống ngày 22 tháng 10 năm 1956.
Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi này mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Trà Vinh.
Tháng 2/1976 Trà Vinh hợp nhất với Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long và cho đến ngày 26-12-1991 mới tách ra như cũ. Khi tách ra, tỉnh Trà Vinh có diện tích 2363,03 km², dân số 961.638 người, gồm thành phố Trà Vinh và 7 huyện như hiện nay.
Dân cư
Dân số:
* 1971: 411.190
* 2000: 973.065
* Điều tra dân dố 01/04/2009: 1.000.933 người
Trên địa bàn Trà Vinh có 3 dân tộc, đó là người Kinh (69%) và người Khmer (29%) và người Hoa chiếm phần còn lại.
Dân số Trà Vinh chiếm 5,99% Đồng bằng sông Cửu Long (theo điều tra dân số năm 2000), trong đó hơn 87% sống ở khu nông thôn. Mật độ dân số 414 người/km², tỷ lệ tăng dân số năm 2000 là 1,65.
Theo tài liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999, trên địa bàn Trà Vinh có trên 290,9 nghìn người Khmer, chiếm 30,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 27,6% số người Khmer của cả nước.
Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng: tiếng nói, chữ viết, món ăn và đặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù.
Các đơn vị hành chính
Thống kê đến ngày 30/06/2004 Tỉnh Trà Vinh có tổng số xã/phường/thị trấn: 102; xã: 84, phường: 9, thị trấn: 9
* 842. Thành phố Trà Vinh 9 phường, 1 xã: Phường 4, Phường 1, Phường 3, Phường 2, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Xã Long Đức.
* 844. Huyện Càng Long 1 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Càng Long, Xã Đức Mỹ, Xã Nhị Long, Xã Nhị Long Phú, Xã Đại Phước, Xã Đại Phúc, Xã Mỹ Cẩm, Xã An Trường A, Xã Bình Phú, Xã An Trường, Xã Phương Thạnh, Xã Tân Bình, Xã Huyền Hội, Xã Tân An.
* 845. Huyện Cầu Kè 1 thị trấn, 10 xã: Thị trấn Cầu Kè, Xã Thạnh Phú, Xã Thông Hòa, Xã Tam Ngãi, Xã Hòa Ân, Xã Châu Điền, Xã An Phú Tân, Xã Hoà Tân, Xã Phong Thạnh, Xã Phong Phú, Xã Ninh Thới.
* 846. Huyện Tiểu Cần 2 thị trấn, 9 xã: Thị trấn Tiểu Cần, Thị trấn Cầu Quan, Xã Hiếu Trung, Xã Hiếu Tử, Xã Tập Ngãi, Xã Phú Cần, Xã Long Thới, Xã Ngãi Hùng, Xã Tân Hòa, Xã Tân Hùng, Xã Hùng Hòa.
* 847. Huyện Châu Thành 1 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Châu Thành, Xã Hòa Thuận, Xã Nguyệt Hóa, Xã Hưng Mỹ, Xã Hòa Minh, Xã Lương Hòa, Xã Lương Hoà A, Xã Hòa Lợi, Xã Đa Lộc, Xã Song Lộc, Xã Long Hòa, Xã Phước Hảo, Xã Mỹ Chánh, Xã Thanh Mỹ.
* 848. Huyện Cầu Ngang 2 thị trấn, 13 xã: Thị trấn Cầu Ngang, Thị trấn Mỹ Long, Xã Vĩnh Kim, Xã Kim Hòa, Xã Mỹ Long Bắc, Xã Mỹ Hòa, Xã Hiệp Hòa, Xã Trường Thọ, Xã Mỹ Long Nam, Xã Thuận Hòa, Xã Nhị Trường, Xã Long Sơn, Xã Hiệp Mỹ Đông, Xã Hiệp Mỹ Tây, Xã Thạnh Hòa Sơn.
* 849. Huyện Trà Cú 2 thị trấn, 17 xã: Thị trấn Trà Cú, Thị trấn Định An, Xã Phước Hưng, Xã Tập Sơn, Xã Tân Sơn, Xã Tân Hiệp, Xã An Quảng Hữu, Xã Long Hiệp, Xã Ngãi Xuyên, Xã Ngọc Biên, Xã Lưu Nghiệp Anh, Xã Thanh Sơn, Xã Kim Sơn, Xã Đôn Châu, Xã Hàm Giang, Xã Đôn Xuân, Xã Đại An, Xã Định An, Xã Hàm Tân( mới tách từ Hàm Giang)
* 850. Huyện Duyên Hải 1 thị trấn, 9 xã: Thị trấn Duyên Hải, Xã Hiệp Thạnh, Xã Long Hữu, Xã Ngũ Lạc, Xã Trường Long Hòa, Xã Long Toàn, Xã Long Khánh, Xã Dân Thành, Xã Long Vĩnh, Xã Đông Hải.
Hiện nay Trà Vinh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm Thành phố Trà Vinh và 7 huyện với 104 xã, phường và thị trấn. Bảy huyện là: Huyện Càng Long, Châu Thành, Huyện Cầu Kè, Huyện Tiểu Cần, Huyện Cầu Ngang, Huyện Trà Cú, Huyện Duyên Hải.
Kinh tế
* Kinh tế chủ yếu dựa vào chăn nuôi, và trồng trọt. Thu nhập bình quân rất thấp. 50USD/người/tháng. Hiện tại tỉnh đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở ở khu công nghiệp Long Đức nhằm thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 4 ở Việt Nam
* Biển Trà Vinh là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam với trữ lượng 1,2 triệu tấn hải sản các loại, cho phép đánh bắt 63 vạn tấn/năm.
Văn hóa
Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer. Người Khmer có chữ viết riêng, các lễ hội truyền thống như Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển), Dâng bông, Dâng phước và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác.(lễ hội nghinh ông diễn ra vào ngày 10 đến 12 tháng 5 hằng năm)Người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo và hoà quyện thiên nhiên, tiêu biểu là chùa Âng, toạ lạc tên khu đất rộng 4 ha, trong thắng cảnh Ao Bà Om.Theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 140 chùa Khmer, vượt xa số lượng của người Kinh, người Hoa và của các dân tộc khác hiện có trên địa bàn Trà Vinh cộng lại.Ngoài ra có chùa Hang, ở khu đất 10 ha với những cây cổ thụ xum xuê rộn tiếng chim gọi bầy; chùa Nôdol còn gọi là chùa Cò vì trên khuôn viên chùa rộng 3 ha đã hơn 100 năm nay trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con cò và nhiều loại con chim quý khác; chùa Samrônge, tương truyền được xây dựng lần đầu vào năm 642 và xây dựng lại năm 1850 với nhiều biểu tượng bằng đá quý và những tấm bia cổ khắc chữ Khmer.
Lễ hội cúng ông (Quan Công, địa phương gọi là "ông bổn") của người Hoa vào rằm tháng 7 hàng năm tại huyện Cầu Kè.
Vài nơi tập trung khu xóm theo Thiên Chúa Giáo như Bãi Xan, Đức Mỹ... Nhà thờ tại thị xã Trà vinh có kiến trúc đẹp và cổ điển.
Nhân Vật
Tỉnh Trà Vinh là quê hương của Phó Thủ tướng - Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân.
Giao thong
Như hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thuỷ rất thông dụng và thuận lợi. Tuy nhiên trước đây đường bộ chủ yếu dựa theo trục lộ nối với Vĩnh Long và gần như là độc đạo. Hiện nay với sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ mạnh mẽ của tỉnh cùng với Bến Tre và Tiền Giang hình thành tuyến đường bộ thứ hai để đi Thành phố Hồ Chí Minh qua các phà nối sông Cổ Chiên có thể rút ngắn rất nhiều cự ly (chỉ còn khoảng 120 km thay vì gần 200 km nếu đi ngã Vĩnh Long).
Sau sự huỷ diệt của chiến tranh, ngày nay các con đường và cầu cống đang được khôi phục và làm mới tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hoá cho người dân nhiều cơ hội hoà nhập với xu thế của cả nước.
Đặc sản ẩm thực
Trà Vinh có một số đồ ăn thức uống đã trở thành các đặc sản địa phương như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo, lươn um lá cách, cá cháy Cầu Quan, tôm càng nấu lẩu chua cơm mẻ, chuột đồng khìa nước dừa, vọp chong nướng lụi, bánh xèo, bánh ống, bánh canh Bến Có v.v.







JACQUES BÌNH SƯU TẬP







ĐĂNG GIỚI THIỆU MỌI NGƯỜI